Quyền nuôi con sau khi ly hôn
Hỏi: Dạ chào Luật sư, luật sư cho em hỏi em và cô ấy kết hôn đc 5 năm và có 2 con chung. Do vợ chồng mâu thuẫn nên đã ly hôn vào tháng 10/2019. Giữa 2 vợ chồng em không có tài sản gì chung vì sống chung với ông bà nội, sau li hôn theo thoả thuận em có hỗ trợ cô ấy 30 triệu tiền nuôi con và hàng tháng gửi 2 triệu nuôi 2 con. Nhưng sau li hôn từ tháng 10/2019 cô ấy không chịu về quê và cứ ở lại nhà em, em và ông bà nội chăm con còn cô ấy cứ thả con đi làm suốt ngày. Em gửi tiền về thì cô ấy không chăm con, ông bà nội lo cho 2 cháu từng bữa ăn đến hộp sữa,nên e không gửi tiên cô ấy nữa em gửi tiền cho ông bà nội để chăm cháu từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020 cô ấy mới ra quê. Khi cô ấy ra quê hàng tháng e vẫn gửi tháng 2 triệu ra nuôi con, kể từ đó đến tháng 4/2021 em chỉ có đúng 3 năm là do trận lụt lịch sử e ở Quảng Bình và tháng 4/2021 dịch bùng phát nên em không làm nhiều nên không có gửi ra con. Giờ cô ấy kiện bắt em nộp tiền trợ cấp là 48 triệu từ tháng 10/2019_09/2021 và bảo e không gửi đồng nào. Và tự viết đơn gửi về công ty em đang làm báo muốn trừ lương e,
Giờ em muốn hỏi luật sư em nên phải làm thế nào? Và em mong muốn dành lại quyền nuôi con vì em gửi tiền ra cô ấy bảo không gửi, không chăm con và thả con cho ông bà ngoại chăm. Giờ em không có tâm trí làm gì cả, mong muốn giải quyết dứt khoát để e còn tập trung công việc lo tương lai và chăm sóc ba mẹ em đã già. Em chân thành cảm ơn Luật sư.
*Trả lời:
Vậy muốn giành quyền nuôi con, bạn phải chứng minh mình có điều kiện nuôi con hơn vợ. Những điều kiện cần chứng minh là về vật chất và tinh thần cụ thể như sau:
– Điều kiện về vật chất (kinh tế):
Bạn phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như:
+ Thu nhập thực tế
+ Công việc ổn định
+ Có chỗ ở ổn đinh (nhà ở hợp pháp)
Theo đó Bạn phải có điều kiện về tài chính hơn so với vợ, mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé.
Để chứng minh được vấn đề này chị cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),…
– Điều kiện về tinh thần:
Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…
Như vậy, để giành quyền nuôi con bạn phải chứng minh được các điều kiện mọi mặt mà bạn giành được cho con.
Căn cứ vào Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 81Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Theo đó, bạn phải chứng minh được bản thân có khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc con tốt hơn chồng. Bạn cần cung cấp cho tòa những chứng cứ kèm theo: bảng thu nhập hàng tháng, giấy tờ chứng minh thu nhập phát sinh từ các nguồn khác, cụ thể điều kiện vật chất bạn sẽ đảm bảo cho con là gì: điều kiện ăn uống, may mặc, các đồ dùng vật chất phục vụ cuộc sống của con. Bên cạnh đó, bạn cần chứng minh cho Tòa án thấy bạn luôn đảm bảo tốt cho sự phát triển về mặt tinh thần của con: vui chơi giải trí, học hành, sự phát triển trí tuệ… Đồng thời, bạn cũng cần chứng minh chồng bạn không có đủ điều kiện, đủ khả năng để nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.
Còn vấn đề tiền trợ cấp trước đó, để chứng minh mà bạn đã chuyển tiền trợ cấp cho vợ nuôi con thì bạn cần chứng minh được những giấy tờ chuyển tiền. Nếu chuyển tiền qua ngân hàng thì bạn có thể ra ngân hàng để sao kê giao dịch để chứng.
Một số dữ liệu chúng tôi đã mã hóa để bảo mật thông tin cho khách hàng.
Thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng không copy dưới mọi hình thức
Chuyên viên: Phương Nhi
Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ:
Luật sư Phạm Thị Nhàn 0968.605.706.
CÔNG TY LUẬT VẠN TÍN
Số 7 Đường số 14, Khu Him Lam, Phường Tân Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh.
Fanpage: https://www.facebook.com/vplshuynhpham
Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls
Website: https://luatsulyhon.com.vn
- CON ĐƯỢC THỪA KẾ DI SẢN CHA ĐỂ LẠI KHI CHA MẸ ĐÃ LY HÔN?
- XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG, TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG
- NĐ 10.2015.NĐ-CP-QUY ĐỊNH VỀ SINH CON BẰNG KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO
- ÁN THỰC TẾ – NỘP ĐƠN LY HÔN TẠI TÒA ÁN QUẬN 12
- NỘP ĐƠN LY HÔN TẠI TÒA ÁN TÂN PHÚ