LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC – PIAGET

(video này chỉ là sự ghi chép kiến thức của một sinh viên đang ôn bài cho kỳ thi cuối môn – video không có quảng cáo nên có gì sơ xuất – mong quý vị góp ý). https://www.youtube.com/watch?v=tBpNDHFBVGM

LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC – PIAGET

ĐÂY LÀ Học thuyết phát triển nhận thức ở trẻ em.

VẬY, Nhận thức là gì?

Trong môn Tâm lý học đại cương, tại bài học thứ 3 có tiêu đề “Các vấn đề thuộc về nhận thức”

Gồm có 5 vấn đề

  1. Cảm giác và tri giác
  2. Trí nhớ
  3. Học tập
  4. Ngôn ngữ và tư duy
  5. Ý thức

Vậy nhận thức là gì?LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC – PIAGET

Nhận thức là hoạt động đặc trưng của con người. Trong quá trình sống và hoạt động, con người nhận thức – phản ánh được hiện thực xung quanh, hiện thực của bản thân mình. Trên cơ sở đó con người tỏ thái độ và hành động đối với thế giới xung quanh và đối với chính bản thân mình. Có thể nói rằng, nhờ có nhận thức mà con người làm chủ được tự nhiên, xã hội và làm chủ được chính bản thân mình.

Nhận thức có hai cấp độ

Nhận thức cảm tính, bao gồm cảm giác và tri giác.

Nhận thức lý tính, bao gồm tư duy và tưởng tượng.

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và chi phối lẫn nhau. Lê Nin đã tổng kết quy luật chung nhất của hoạt động nhận thức như sau : “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức thực tại khách quan”. “trang 67 giáo trình Tâm lí học Đại Cương của Thầy -Nguyễn Quang Uẩn”

Quay lại LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC – PIAGET

  1. Tại sao piaget lại quan tâm nghiên cứu ra học thuyết phát triển nhận thức?

Piaget làm việc ở Viên Binet vào những năm 1920. Công việc của ông là chuyển sang tiếng pháp những câu hỏi đo nghiệm về trí khôn ngôn ngữ tiếng anh. Ông đâm ra thắc mắc về các lý do trẻ đưa ra những câu trả lời sai cho những đòi hỏi tư duy logic. Ông tin rằng những câu trả lời sai ấy bộc lộ sự khác biết giữa tư duy người lớn và tư duy trẻ em.

Nếu như là mình – trong lớp thi trắc nghiệm – À vừa rồi mình mới thi giữa kỳ môn Tâm lý học Đại Cương nè.

Có câu hỏi: 4 giai đoạn phát triển theo học thuyết PHÁT SINH NHẬN THỨC của piaget là gì á? Có 4 đáp án cho bạn lựa chọn.

Chắc chắn rằng, trong lớp mình – có một vài bạn trả lời đúng và một vài bạn trả lời sai. Khi mình đặt câu hỏi tại sao bạn ấy trả lời sai thì mình nghĩ là (1) do gen di truyền nên học kém (2) do lười học bài (3) do IQ thấp ….

Vậy ông Piaget nghĩ là vì sao? Và ông đã thực nghiệm như thế nào?LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC – PIAGET

“Trong gần 50 năm, thuyết hành vi – trường phái tư duy theo các thuyết Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) cổ điển và Hành vi tùy thuộc hậu quả –vẫn là một sức mạnh áp đảo trong giáo dục. Việc dạy học trên lớp chủ yếu dựa vào học vẹt và học gạo (học vẹt và học gạo chủ yếu là nhai lại các bảng nhân, đánh vần, v.v..) trong niềm tin rằng điều đó sẽ khuyến khích học tập. Sử dụng cách này, các thầy giáo có thể kiểm tra trí nhớ trẻ em về các sự kiện, như các chữ cái, các màu, đánh vần và bảng nhân. Phê phán quan điểm của thuyết hành vi, Piaget cho rằng nó chỉ khuyến khích trẻ em lặp lại những chuỗi vô nghĩa và những “mẹo xiếc” mà không nâng cao hiểu biết (Piaget, 1952). Ông thích khám phá việc học thông qua những hoạt động thực tế. Hãy xem Jack 3 năm 2 tháng tuổi đang học các mầu ở cô bảo mẫu. Hàng ngày cô giáo sắp ra một hàng các khối màu sắc khác nhau, cô bảo Jack nhắc lại các mầu theo cô trước khi yêu cầu nó chỉ đúng khối mầu đỏ hoặc vàng. Mặc dầu làm rất tốt nhiệm vụ này, các quan sát về Jack cho thấy nó chưa biết các mầu. Chơi với Sam bạn nó, Jack cầm một chiếc ô tô lên và hỏi: “Chiếc xe này màu xanh dương hay xanh lục?” Bạn nó xem xét một hồi rồi nói “Xanh dương. Bố tớ có một chiếc xe màu xanh dương nên tớ biết nó mầu xanh dương”. Cô giáo nhận ra Jack chỉ nhắc lại những từ mà không liên hệ các mầu với tên của chúng. Những tuần sau, cô giáo của Jack đưa ra một số trò chơi và hoạt động nhằm củng cố kiến thức của các em về mầu. Cô liên hệ các câu chuyện với mầu và đưa ra một bảng mầu thay đổi mỗi tuần. Sau một thời gian ngắn, người ta thấy Jack nói về mầu rất tự tin”.https://tamlyhocgiaoducwordpress.info/piaget-thuyet-kien-tao-ve-nhan-thuc-ky-1/LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC – PIAGET

Năm 1953 Piaget xuất bản một cuốn sách có tên là Kiến tạo Thực tại ở Trẻ em (Sự xây dựng Cái thực ở trẻ – HH dịch, NXB Tri Thức 2017). Trong cuốn sách này, Piaget mô tả một đứa trẻ như một nhà khoa học cô độc tạo ra cảm giác riêng của nó về thế giới. Theo Piaget, kiến thức được người biết xây dựng nên dựa trên hoạt động tinh thần. Lí thuyết của ông gọi là thuyết kiến tạo (constructivism – một lí thuyết về kiến thức cho rằng con người tạo nên kiến thức và nghĩa từ tương tác giữa những kinh nghiệm và những ý tưởng của họ) đưa ra thách thức lớn đầu tiên với thuyết hành vi. Lí thuyết này có tầm ảnh hưởng rộng lớn vì nó đưa ra một trong những thuyết đầu tiên về sự nảy nở và phát triển tư duy của trẻ em.

Những điều khẳng định này được xem là cách mạng trong thời của chúng. Nhiều người đương thời với Piaget không chịu thừa nhận quan niệm này và bác bỏ điều khẳng định rằng tư duy của trẻ nhỏ tiến hoá và thay đổi với lứa tuổi và kinh nghiệm. Không quan tâm đến cuộc tranh cãi, trong vòng 50 năm Piaget tiếp tục tinh chỉnh và phát triển lí thuyết của mình. Trong những cuộc điều tra nghiên cứu của ông, ông dựa trên công trình của James Mark Baldwin (1861 – 1934) một trong những nhà tâm lí học đầu tiên quan tâm đến sự phát triển nhận thức ở tuổi ấu trĩ và tuổi nhỏ. Những thuật ngữ “điều tiết”, “thích nghi” , “Lược đồ”, “Đồng hóa”, “Điều ứng” thường được gán cho Piaget ban đầu là do Baldwin nghĩ ra.LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC – PIAGET

  1. Lược đồ là gì?

Lược đồ là một khuôn mẫu nhận thức hoặc là một khái niệm giúp chúng ta tổ chức và diễn giải thông tin về các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. • Lược đồ là “ một chuỗi các hành động có tính gắn kết và có thể lặp lại, trong đó các hành động thành phần gắn kết chặt chẽ với nhau và được bao trùm bởi một ý nghĩa cốt

Lược đồ về con chim ( chim là 1 loài gia cầm đi bằng 2 chân, có cánh và có thể bay được, có lông vũ.

Theo piaget, các lược đồ mà trẻ sơ sinh sử dụng có xu hướng là Đơn giản à lớn / phức tạp

“Đồng Hóa” là tiếp nhận thông tin, làm phong phú thêm thông tin đã có

“Điều ứng” tiếp nhận thông tin, cải tổ thông tin, điều ứng theo hướng mới.

Trẻ phải trải qua quá trình, trải nghiệm trong thực tế để nhận thức phù hợp với bối cảnh.

Piaget đề xuất bốn giai đoạn phát triển nhận thức phản ánh sự tinh khéo ngày càng tăng của tư duy trẻ em:

  1. Giai đoạn cảm giác [giác cảm]-vận động (từ khi sinh ra đến 2 tuổi)
  2. Tiền-thao tác (2 đến 7 tuổi)
  3. Thao tác cụ thể ((7 đến 11 tuổi)

Thao tác hình thức (trên dưới 11 tuổi đến thời thiếu

LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC – PIAGET

Để lại một bình luận

0968.605.706