Bản ghi âm có được coi là chứng cứ không

Bản ghi âm có được coi là chứng cứ không

Hỏi: Hiện tại gia đình em làm ăn buôn bán cho 1 chú bên bộ đội mua đồ về nấu cho lính ăn. Nhưng đến thời điểm hiện tại chú này nợ nhà em nhiều tiền bố mẹ có đề nghị chú trả nợ. Đến nay vẫn chưa chú trả, qua nhiều lần gọi điện thoại qua lại bố em có ghi âm lại cuộc trò chuyện. Vậy bản ghi âm của bố em có được coi là bằng chứng không ạ và làm cách nào để đòi được nợ ạ.

*Trả lời:

Theo quy định của pháp luật về chứng cứ, thì:

“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự” (Điều 81 Bộ Luật Tố tụng dân sự)

Băng ghi âm là tài liệu nghe được và được coi là nguồn của chứng cứ. Về xác định chứng cứ, Khoản 2 Điều 83 Bộ Luật Tố tụng dân sự quy định như sau:

“2. Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.”

Như vậy, bản ghi âm chỉ được coi là chứng cứ chứng minh khi nó được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ hoặc văn bản về sự việc liên quan. Trường hợp không đáp ứng được các điều kiện đó thì đoạn băng ghi âm của bạn chỉ được xem là tài liệu liên quan đến vụ án, có giá trị tham khảo chứ không thể có giá trị chứng minh trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án.

Dữ liệu điện tử là một trong những nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự. Cụ thể, Điều 99 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định:

1. Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.

2. Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.

3. Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

Theo quy định trên, bản ghi âm được coi là một hình thức dữ liệu điện tử, nguồn chứng cứ trong vụ án hình sự.

Mặc dù được xác định là nguồn chứng cứ nhưng các bản ghi âm “lén” chưa chắc đã được coi là chứng cứ.

Căn cứ khoản 4 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự, khi tiếp nhận băng ghi âm liên quan đến vụ án do những người bào chữa, người bị hại, người làm chứng… cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, theo khoản 3 Điều 99, giá trị chứng cứ của bản ghi âm sẽ được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi; tính toàn vẹn của bản ghi âm; người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
Sau đó, việc bản ghi âm “lén” có phải là chứng trong vụ án hình sự hay không là do Tòa án quyết định.

TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Chúc bạn thành công!

Chuyên viên: Phương Nhi

Luật sư PHẠM THỊ NHÀN Hotline: 0968.605.706.hoặc 0909257165

+ https://luatsunhadathcm.com/ (Website chuyên đất đai)

+ https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)

+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ

+Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

https://luatsunhadathcm.com/tu-van-dat-dai/

 

Trả lời

0968.605.706