Không đăng ký kết hôn, con có được mang họ cha?

Không đăng ký kết hôn, con có được mang họ cha?

Hỏi: Tôi và người yêu sống với nhau nhưng chưa đăng kí kết hôn. Hiện giờ, chúng tôi sắp sinh con. Vậy cho tôi hỏi, nếu tôi muốn con được mang họ của mình có được không? Thủ tục như thế nào?

*Trả lời:

Theo điều 15 Nghị định 158/2005/NĐ-CP và Nghị định số 06/2012/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch thì thủ tục đăng ký khai sinh được quy định như sau:

– Thứ nhất với trường hợp cha mẹ đã đăng ký kết hôn: Người đăng ký khai sinh phải nộp giấy chứng sinh và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em

Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu được sinh ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Nếu cán bộ tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, chủ tịch UBND xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh, bản sao được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

– Thứ hai, trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống.

– Thứ ba, cha mẹ chưa đăng ký kết hôn. Nếu không có đăng ký kết hôn mà người được cho là cha của đứa trẻ muốn được pháp luật công nhận là cha và được ghi tên ở mục “Người cha” trên giấy khai sinh của con thì người đó phải làm thủ tục nhận con.

Theo Điều 34 của Nghị định trên, thủ tục đăng ký việc nhận con quy định: Người nhận con phải nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trong trường hợp cha nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ, trừ khi người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì UBND cấp xã đăng ký việc nhận con. Trường hợp cần phải xác minh, thời hạn được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho đương sự, pháp luật cho phép cùng một lúc với việc người mẹ đăng ký khai sinh cho con thì người cha làm thủ tục nhận con, UBND sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh để ghi tên người cha vào giấy khai sinh.

Như vậy, với các quy định nêu trên, để làm giấy khai sinh cho cháu bé nhà bạn có đầy đủ tên cha và tên mẹ, thì khi đi đăng ký khai sinh cho con tại UBND cấp có thẩm quyền bạn cần đồng thời thực hiện thủ tục nhận con.

1. Thủ tục khai sinh cho con bao gồm:

+ Tờ khai theo mẫu

+ Giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

+ Nếu cha mẹ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình giấy đăng ký kết hôn

+ Trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật

Như vậy: Việc khai sinh cho con mà vợ, chồng bạn chưa đăng ký kết hôn thì không thể khai sinh lấy họ của người cha được, vì phải xuất trình Giấy đăng ký kết hôn. Trong trường hợp này cần phải làm thủ tục cha nhận con trước, sau đó mới khai sinh cho con.

2. Thủ tục nhận cha, con:

Khoản 2, điều 19, Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 19. Đăng ký nhận, cha, mẹ, con: …
2. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã; hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha – con hoặc quan hệ mẹ – con;
c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
Cụ thể để đăng ký nhận cha, con thì phải có các giấy tờ sau:
– Tờ khai theo mẫu

– Chứng minh thư và sổ hộ khẩu người đăng ký nhận cha, con.

– Chứng chứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con: .

+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

+ Trường hợp không có văn bản thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

– Thời hạn 03 ngày làm việc , trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

(Như vậy: Nếu không có xét nghiệm ADN thì người nhận cha, con có thể sử dụng các thư từ, phim ảnh, băng đĩa, đồ dùng…để chứng minh mối quan hệ cha, con. Trong trường hợp này cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật. Cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ từ chối giải quyết hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật).

Cơ quan thực hiện : Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con

TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Chúc bạn thành công!

Chuyên viên: Phương Nhi

Luật sư PHẠM THỊ NHÀN Hotline: 0968.605.706.hoặc 0909257165

+ https://luatsunhadathcm.com/ (Website chuyên đất đai)

+ https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)

+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ

+Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

https://luatsunhadathcm.com/tu-van-dat-dai/

 

Để lại một bình luận

0968.605.706