CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI BỐ CÓ QUYỀN NUÔI KHÔNG?

CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI BỐ CÓ QUYỀN NUÔI KHÔNG?

Khi không muốn tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân. Thì pháp luật ghi nhận quyền chấm dứt hôn nhân của vợ, chồng. Vậy khi ly hôn quyền được nuôi dưỡng con sẽ được giao cho cha hay mẹ. Và con dưới 36 tháng tuổi thì bố có được quyền nuôi hay không?

*Cơ sở pháp lý:

– Điều 71, Điều 81, Điều 82, Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

 

Ở bài viết này, chúng tôi xin cung cấp cho Quý bạn đọc những vấn đề pháp lý để bạn đọc có thể nhận biết được trường hợp nào bố được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn. Sau đây, là một số đặc điểm pháp lý để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:

  1. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Nhưng trong hai trường hợp sau, thì con dưới 36 tháng tuổi có thể được giao cho cha trực tiêp nuôi sau khi ly hôn:

Thứ nhất, nếu vợ và chồng có thỏa thuận để chồng trực tiếp nuôi con. Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, và phù hợp với lợi ích của con. Vậy nên, nếu 2 vợ chồng bạn có thỏa thuận với nhau để cho bạn trực tiếp nuôi con thì Tòa sẽ tôn trọng sự thỏa thuận đó và quyết định giao con cho bạn.

Thứ hai, nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Tòa sẽ xem xét các điều kiện tốt nhất cho con để quyết định giao con cho người chồng. Nếu người chồng có các điều kiện đảm bảo việc nuôi dưỡng, giáo dục con. Trong trường hợp này, bạn cần chứng minh về điều kiện của mình cũng như điều kiện của vợ bạn. Có thể dựa trên một số tiêu chí như sau:

– Điều kiện kinh tế: thu nhập hàng tháng, điều kiện về chỗ ở,…;

– Môi trường sống: truyền thống gia đình, hoàn cảnh gia đình, các thành viên khác trong gia đình,…

– Quỹ thời gian dành cho con: của bạn, của các thành viên khác trong gia đình như ông bà có thời gian chăm sóc cháu hay không,…

Và các điều kiện khác chứng minh rằng bạn có điều kiện tốt nhất để chăm sóc, giáo dục con. Đồng thời bạn cần chỉ ra vợ (cũng như gia đình của vợ bạn) không đủ điều kiện để có thể chăm sóc, giáo dục tốt nhất cho con.

Căn cứ vào đó, Tòa án sẽ quyết định giao con cho bên có điều kiện tốt nhất để đảm bảo việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con. Như vậy, bạn vẫn có thể được trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn nếu bạn thuộc trường hợp như trên.

 

*Bên cạnh đó quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn được quy định cụ thể như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

 

Chuyên viên: Phương Nhi

Trên đây là cách nhận biết trường hợp nào bố được quyền nuôi con 36 tháng tuổi mà chúng tôi mang đến cho quý vị nhằm giúp quý vị có được sự hiểu biết cần thiết về vấn đề pháp lý xung quanh việc giải quyết tranh chấp nêu trên.

Trân trọng!

Lĩnh vực chuyên sâu của Công ty/Luật sư chuyên hôn nhân gia đình/ ly hôn chúng tôi như sau:

Đơn ly hôn / đơn xin ly hôn / Thủ tục ly hôn / mẫu đơn xin ly hôn / Cách viết đơn xin ly hôn / mua đơn ly hôn ở đâu / hồ sơ ly hôn đơn phương 2020 / ly hôn mất bao lâu / làm thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì / mẫu đơn thuận tình ly hôn / cách làm đơn ly hôn / thủ tục đơn phương ly hôn / ly hôn ở đâu (nhiều người gọi đơn giản luật ly hôn, luật ly hôn 2020); cha mẹ ly hôn; mua đơn ly hôn ở đâu; thủ tục ly hôn cần những gì.

Nếu có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi cần tư vấn vui lòng liên hệ:

Luật sư Phạm Thị Nhàn 0968.605.706.

Văn phòng: Công ty Luật TNHH Vạn Tín

Số 7 Đường số 14, Khu Đô Thị Mới Him Lam, phường Tân Thuận, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh

Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls

Website: https://luatsulyhon.com.vn/

Để lại một bình luận

0968.605.706