TRANH CHẤP GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN

“Gia đình chồng còn hất gạo muối vào đầu tôi, đuổi tôi ra khỏi nhà chồng với lí do tôi giận chồng vì khi tôi bệnh anh ấy đi đám giỗ nhậu nhẹt. Tôi và chồng không sống chung gần 7 tháng. Suốt thời gian ấy, chồng không thăm vợ con dù biết vợ bị tại nạn nứt xương, còn nhập viện. Chồng biết tin thì tắt điện thoại hoặc nói bận. Ngày càng hay khích bát, đổ lỗi do tôi bỏ đi. Gia đình chồng ngăn cản chồng gặp mẹ con tôi. Còn chồng thì hãy cứ bảo tôi phải thay đổi bản thân thì anh về. Mặc dù tôi đi làm, nuôi con anh không phụ nhưng cả nhà chồng đều đổ lỗi cho tôi. Chồng gặp tôi là toàn đòi quân hệ nếu không sẽ giận, không thăm con. Tôi cảm thấy bị khủng hoảng tỉnh thần, khiếp sợ chồng. Hiện tại, tôi và con đang sống tại nhà riêng của tôi (đất còn đứng tên của ba tôi) và trước đó vợ chồng tôi cũng sống tại đây gần 4 năm. Tôi về sống nhà chồng từ tháng 9/2020 đêna cuối tháng 11/2020 thôi ạ. Lương giáo viên của tôi là 6,5 triệu/ tháng, của anh ấy là giao động từ 6-7 triệu /tháng. Tôi kết hôn từ tháng 12/2016 đến nay, có 1 bé trai 44 tháng tuổi (hơn 3 tuổi) và 1 bé gái 20 tháng tuổi. Từ lúc sinh con và chăm con chủ yếu bằng tiền đi dạy của tôi. Hàng tháng khi còn sống chung, chồng chỉ đóng góp 2 triệu /tháng. Trong 4 năm hôn nhân, chồng thấy đổi 4 việc làm, không đảm bảo tài chính. Tôi muốn đơn phương li hôn nhưng sợ ko được nuôi 2 con. Nhờ Luật sư tư vấn giúp, tôi li hôn thì có bị mất quyền nuôi 1 bé ko ạ. Còn chồng tôi muốn li hôn thì anh có quyền lấy đi 1 bé ko ạ. Tôi chỉ muốn nuôi 2 con thôi. Xin cám ơn Luật sư. Mong nhận được phản hồi sớm ạ.” (Tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn).

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Khi ly hôn nếu hai vợ chồng không thỏa thuận, thống nhất được vấn đề ai sẽ nuôi dưỡng con cái thì có thể yêu cầu Tòa án xem xét giải và giải quyết theo quy định của pháp luật, cụ thể Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

Tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Vợ chồng sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì  yêu cầu Tòa án giải quyết và Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con và Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vây, đối với con trên 07 tuổi, Tòa án sẽ hỏi ý kiến của trẻ để biết trẻ muốn sống với ai, Tòa sẽ xem xét và quyết định cho phù hợp với mong muốn của trẻ; Con từ 03 đến 07 tuổi, Tòa án sẽ xem xét về các điều kiện nuôi dưỡng của cha/mẹ (điều kiện tài chính, thu nhập, thời gian cho con, chỗ ở, học tập, sinh hoạt hằng ngày… và đưa ra các quyết định đúng đắn, bảo vệ quyền lợi cho trẻ; Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con

Pháp luật về hôn nhân và gia đình luôn bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Do đó, trong trường hợp của bạn con mới chỉ 20 tháng tuổi (dưới 36 tháng tuổi) đang rất cần nhiều sự chăm sóc của mẹ thì con sẽ do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.

Đối với bé trai 44 tháng tuổi (hơn 3 tuổi) thì Tòa án sẽ căn cứ điều kiện tài chính, thu nhập, thời gian cho con, chỗ ở, học tập, sinh hoạt hằng ngày… và đưa ra các quyết định, vì vậy để giành quyền nuôi con, bạn cần:

Chứng minh điều kiện tài chính: công việc có thu nhập ổn định đủ chi trả nhu cầu cuộc sống (bạn có bảng lương cung cấp cho Tòa chứng minh thu nhập, có điều kiện giáo dục và vui chơi của con (chứng cứ cho thấy trước nay hai con vẫn do một mình bạn chăm sóc nuôi dưỡng và chứng minh chỗ ở ổn định đáp ứng được các điều kiển ăn, ở, sinh hoạt cho con.

Bạn là giáo viên là điều kiện nhân thân tốt, có đủ khả năng để nuôi dạy và giáo dục con trở thành một con người có đạo đức, người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

Chứng minh điều kiện tinh thần:bạn luôn là người đã dành nhiều thời gian cho con quan tâm về thể chất và tinh thần của con, biết được thời gian học tập, sở thích của con, thường xuyên đưa con đi chơi….

Đồng thời bạn có thể cung cấp bằng chứng chồng (cũng như gia đình của chồng) đã đối xử rất tệ với bạn, suốt thời gian qua ba mẹ con đã sống với nhau rất tốt và vui vẻ, bạn có thể chăm sóc, giáo dục tốt nhất cho con.Trỏ thành chỗ dựa cho con phát triển tốt thể chất lẫn tinh thần.

Dựa trên những chứng cứ bạn cung cấp, Tòa án sẽ quyết định giao con cho bên có điều kiện tốt nhất để đảm bảo việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con.

Bạn có thể tham khảo thêm vấn đề Giành quyền nuôi con tại https://www.youtube.com/watch?v=B_9jjm5BJLE&t=146s

Việc đưa ra ý kiến tư vấn về vấn đề Tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn căn cứ vào các quy định của pháp luật. Thông tin chúng tôi cung cấp nhằm gúp cá nhân, tổ chức tham khảo và không áp dụng tùy tiện.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý vị.

Hy vọng sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích tới quý vị.

Chuyên viên: Hoài Linh

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi qua thông tin sau:

Luật sư PHẠM THỊ NHÀN                              ĐT:  0968.605.706.hoặc 0909257165

CÔNG TY LUẬT CỘNG ĐỒNG VẠN TÍN

+  https://luatsunhadathcm.com/   (Website chuyên đất đai)

+   https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)

+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ

+Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

Để lại một bình luận

0968.605.706