Câu hỏi tư vấn: “Tôi đã ly hôn được 5 năm trong giấy tờ lúc đó tôi có ghi cho người chồng nuôi con và tôi có ghi la cấp dưỡng 1t5 nhưng tôi k co cấp dưỡng vì k có điều kiên đê cấp dưỡng. Nhưng nay chồng tôi đa có gd va xắp có con.tôi muôn dành lai quyên nuôi con có được k ạ ?” (Không cấp dưỡng có được giành lại quyền nuôi con).
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Khi ly hôn người nào không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho, cụ thể Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con…”
Đối với trường hợp của bạn, khi ly hôn bạn đã không trực tiếp nuôi con, đã thông nhất sẽ cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 1.500.000đồng (Vậy mức cấp dưỡng có được đưa vào trong quyết định/bản án ly hôn hay không, hay chỉ là lời nói miệng giữa hai vợ chồng?). Nếu trong bản án/quyết định ly hôn ghi rõ bạn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng nuôi con số tiền mỗi tháng 1.500.000đồng nhưng bạn không thực hiện vậy thì căn cứ vào khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
- Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Do đó, người cha có thể khởi kiện để yêu cầu bạn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định pháp luật. Ngoài ra, bạn có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể:
Điều 54. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
- Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
Những lưu ý trên chúng tôi đưa ra để bạn có thể dự liệu được những hậu quả có thể xảy ra với bạnkhi 05 năm qua bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Hiện nay, pháp luật quy định về quyền yêu cầu thay đỏi người trực tiếp nuôi con như sau:
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
– Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Như vây, bạn có thể thỏa thuận với người chồng để đồng ý cho bạn nuôi con, bởi vì nếu muốn giành lại quyền nuôi con sẽ rất khó khăn cho bạn. Vì suốt 05 năm qua bạn không cấp dưỡng nuôi con, vậy nếu con về sống chung với bạn thì làm sao bạn chứng minh được mình sẽ có đủ khả năng để nuôi dưỡng, chăm sóc bé, cho bé điều kiện, môi trường hợp tập tốt được.
Hơn nữa, việc chồng bạn đi lấy vợ không làm ảnh hưởng đến quyền nuôi con của chồng bạn vì theo căn cứ trên chỉ khi nào người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì sẽ xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Đối với con trên 07 tuổi, Tòa án sẽ hỏi ý kiến của trẻ để biết trẻ muốn sống với ai, Tòa sẽ xem xét và quyết định cho phù hợp với mong muốn của trẻ; Tuy nhiên, Tòa án sẽ xem xét về các điều kiện nuôi dưỡng của cha/mẹ (điều kiện tài chính, thu nhập, thời gian cho con, chỗ ở, học tập, sinh hoạt hằng ngày… và đưa ra các quyết định đúng đắn, bảo vệ quyền lợi cho trẻ;
Chứng minh điều kiện tài chính: công việc có thu nhập ổn định đủ chi trả nhu cầu cuộc sống (bạn có bảng lương cung cấp cho Tòa chứng minh thu nhập, có điều kiện giáo dục và vui chơi của con (chứng cứ cho thấy trước nay hai con vẫn do một mình bạn chăm sóc nuôi dưỡng và chứng minh chỗ ở ổn định đáp ứng được các điều kiển ăn, ở, sinh hoạt cho con.
Chứng minh điều kiện tinh thần:bạn luôn là người đã dành nhiều thời gian cho con quan tâm về thể chất và tinh thần của con, biết được thời gian học tập, sở thích của con, thường xuyên đưa con đi chơi….
Hy vọng, dựa trên những chứng cứ bạn cung cấp, Tòa án sẽ quyết định giao con cho bên có điều kiện tốt nhất để đảm bảo việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và bạn sẽ có cơ hội để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc bé.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng về vấn đề (Không cấp dưỡng có được giành lại quyền nuôi con). Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Thông tin chúng tôi cung cấp nhằm gúp cá nhân, tổ chức tham khảo và không áp dụng tùy tiện.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý vị.
Hy vọng sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích tới quý vị.
Chuyên viên: Hoài Linh
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi qua thông tin sau:
Luật sư PHẠM THỊ NHÀN ĐT: 0968.605.706.hoặc 0909257165
+ https://luatsunhadathcm.com/ (Website chuyên đất đai)
+ https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)
+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ
+Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124