Mục lục
- 1 Thủ tục ly hôn khi cả hai đang ở nước ngoài
- 2 *Trả lời:
- 2.1 Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; Điều 469 và 470 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Cụ thể:
- 2.2 Thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương:
- 2.3 Tòa án xem xét, quyết định cho ly hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- 2.4 Theo đó, thủ tục thuận tình ly hôn được tiến hành theo các bước sau:
- 2.5 Hồ sơ xin công nhận thuận tình ly hôn gồm có các giấy tờ sau đây:
- 2.6 2. Nếu một bên vợ hoặc chồng đơn phương xin ly hôn, thì thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên được tiến hành theo các bước sau:
- 2.7 Căn cứ khoản 2 điều 127 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về ly hôn có yếu tố nước ngoài quy định:” Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.”
- 2.8 Như vậy nơi thường trú chung của bạn ở Việt Nam vì thế theo pháp luật Việt Nam bạn phải nộp hồ sơ lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi một trong hai bạn thường trú để giải quyết ly hôn. Nếu ly hôn thuận tình
- 2.9 Ly hôn đơn phương trong giai đoạn chuẩn bị xét xử có rất nhiều thủ tục phải thực hiện tại tòa như nộp tạm ứng án phí, ghi lời khai, lập biên bản… Đối với vụ án về hôn nhân và gia đình thủ tục hòa giải là bắt buộc. Do đó không thể ly hôn đơn phương nếu cả 2 vợ chồng đều ở nước ngoài (tức không thể giải quyết từ xa).
Thủ tục ly hôn khi cả hai đang ở nước ngoài
Hỏi: Hai vợ chồng đều làm việc tại nước ngoài. Thì thủ tục ly hôn như thế nào?
*Trả lời:
Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; Điều 469 và 470 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Cụ thể:
Nếu bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Điều này chị sẽ phải chứng minh với Tòa án về mâu thuẫn của vợ chồng. Việc vợ chồng ở quá xa dẫn tới không thể quan tâm chăm sóc nhau cũng là lý do được xem xét. Chị nên nhấn mạnh vào lý do này việc mỗi người ở 1 quốc gia không thể khiến cuộc sống vợ chồng hạnh phúc.
Thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương:
Căn cứ khoản 3 Điều 35 và điểm c, khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Trường hợp ly hôn của bạn khi có đương sự ở nước ngoài sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú giải quyết.
Tòa án xem xét, quyết định cho ly hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Tình trạng của vợ chồng trầm trọng;
b) Đời sống chung không thể kéo dài;
c) Mục đích của hôn nhân không đạt.
Về thủ tục giải quýêt ly hôn tại toà án Việt Nam, theo quy định thủ tục này được tiến hành dựa trên yêu cầu của đương sự là thuận tình ly hôn hay đơn phương xin ly hôn. Vì vậy có 2 trường hợp:
1. Nếu vợ chồng thuận tình ly hôn, thì điều kiện tiến hành xin công nhận thuận tình ly hôn tại Việt Nam bao gồm: Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con (cần lưu ý sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con).
Trường hợp các bên chỉ tranh chấp một trong các vấn đề về tài sản, nuôi con, tình cảm.. Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp theo thủ tục chung.
Theo đó, thủ tục thuận tình ly hôn được tiến hành theo các bước sau:
– Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân tỉnh nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng;
– Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho đương sự
– Bước 3: nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
– Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.
– Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Hồ sơ xin công nhận thuận tình ly hôn gồm có các giấy tờ sau đây:
– Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn ;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao);
– Giấy khai sinh của con (bản sao – nếu có);
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung
2. Nếu một bên vợ hoặc chồng đơn phương xin ly hôn, thì thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên được tiến hành theo các bước sau:
– Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc;
– Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
– Bước 3: nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
– Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Theo đó, hồ sơ khởi kiện xin ly hôn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện gồm có các giấy tờ sau đây:
– Đơn xin ly hôn;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực – nếu có);
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực);
Trong trường hợp không về được, bạn có thể làm đơn đề nghị xét xử vắng mặt theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Căn cứ khoản 2 điều 127 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về ly hôn có yếu tố nước ngoài quy định:” Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.”
Như vậy nơi thường trú chung của bạn ở Việt Nam vì thế theo pháp luật Việt Nam bạn phải nộp hồ sơ lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi một trong hai bạn thường trú để giải quyết ly hôn. Nếu ly hôn thuận tình
Ly hôn đơn phương trong giai đoạn chuẩn bị xét xử có rất nhiều thủ tục phải thực hiện tại tòa như nộp tạm ứng án phí, ghi lời khai, lập biên bản… Đối với vụ án về hôn nhân và gia đình thủ tục hòa giải là bắt buộc. Do đó không thể ly hôn đơn phương nếu cả 2 vợ chồng đều ở nước ngoài (tức không thể giải quyết từ xa).
Nếu muốn biết rõ thủ tục, hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi. Chúc bạn thành công!
CÔNG TY LUẬT CỘNG ĐỒNG VẠN TÍN
Chuyên viên: Phương Nhi
Luật sư PHẠM THỊ NHÀN Hotline: 0968.605.706.hoặc 0909257165
+ https://luatsunhadathcm.com/ (Website chuyên đất đai)
+ https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)
+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ
+Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124
https://luatsunhadathcm.com/tu-van-dat-dai/
https://www.youtube.com/watch?v=8nh2yE9Mth4