AI TRẢ NỢ KHI LY HÔN

Ai trả nợ khi ly hôn: vợ chồng có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Chào bạn Trịnh Thị Hồng!

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi, đối với nội dung câu hỏi của bạn, chúng tôi đưa ra giải pháp như sau:

Về vấn đề của bạn, bạn có thể tham khảo kênh youtube của chúng tôi qua video:

https://www.youtube.com/watch?v=etCTn8apqjM

Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với khối tài sản chung thể hiện trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư, kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận (Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình 2000). Như vậy, theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, mọi giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình thì vợ chồng cần phải bàn bạc, thỏa thuận với nhau thì những giao dịch đó mới có giá trị pháp lý.

Quy định này không mang tính định lượng? bao nhiêu là tài sản có giá trị lớn? hoặc như thế nào là nguồn sống duy nhất của gia đình? Quy định này gây nhiều khó khăn trong thực tiễn áp dụng. Cụ thể tài sản có giá trị lớn được xác định căn cứ vào tính chất và giá trị của tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng. Tài sản có giá trị lớn của mỗi gia đình là khác nhau trên cơ sở định lượng của nhà lập pháp, không căn cứ vào giá trị thương mại của tài sản đó tại thời điểm tham gia giao dịch.

Do đó, thực tế nhiều trường hợp chính bản thân vợ hoặc chồng cũng không thể biết được giao dịch liên quan đến tài sản chung mà mình thực hiện có giá trị lớn hay không? Bên cạnh đó Luật quy định định đoạt tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình, phải có sự đồng ý của hai vợ chồng. Quy định này là không thực sự hợp lý. Nói cụ thể hơn, quy định trên gần như không áp dụng được trong thực tế. Ví dụ một gia đình có hai nguồn thu (nguồn thu chủ yếu) nguồn thu chính để nuôi sống cả gia đình, và nguồn thu phụ rất nhỏ, không đáng kể.

Chiếu theo quy định trên, vợ hoặc chồng muốn bán tài sản tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình, họ không cần phải có sự đồng ý của người còn lại vì tài sản này chưa phải là nguồn sống duy nhất của gia đình.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, đã tạo ra pháp lý rõ ràng, giúp các chủ thể tham gia giao dịch dễ dàng xác định được ranh giới quyền và nghĩa vụ của họ, đảm bảo hiệu lực, độ an toàn cho các giao dịch, cũng như giúp cơ quan nhà nước, tòa án thuận lợi hơn khi giải quyết yêu cầu cho người dân.

Tài sản chung của vợ chồng được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu của gia đình và thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Mục đích sử dụng tài sản chung của vợ chồng, trước hết nhằm để đáp ứng các nhu cầu chung trong gia đình, như để ăn, ở, mua sắm đồ dùng sinh hoạt, tư liệu sản xuất…phục vụ cho đời sống các thành viên trong gia đình về vật chất và tinh thần.

Theo quy định tại Điều 27 Luật hôn nhân gia đình năm 2014

Nghĩa vụ chung của vợ chồng là những nghĩa vụ được đảm bảo thực hiện bằng tài sản chung của vợ chồng. Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng phải chịu trách nhiệm trách nhiệm liên đới đối với nghĩa vụ chung của vợ chồng và theo quy định của pháp luật dân sự, đối với trách nhiệm liên đới, thì bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ. Nghĩa vụ chung về tài sản vợ chồng được quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Về nguyên tắc, khi vợ chồng thực hiện một giao dịch liên quan đến tài sản chung, phải có sự đồng ý của hai vợ chồng. Tuy nhiên, để đáp ứng một cách kịp thời quyền lợi cho các thành viên trong gia đình, trong một số trường hợp, giao dịch của vợ chồng liên quan đến tài sản chung có thể chỉ do một bên thực hiện, phía bên kia cho dù không biết hoặc biết nhưng không đồng ý, vẫn phải chịu trách nhiệm. Đó là các giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, như nhua cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bịnh, chữa bịnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.

Quy định trên của Luật đảm bảo quyền chủ động của vợ, chồng trong giao lưu dân sự nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu thiết yếu, bức bách của các thành viên trong gia đình.

Vậy ai sẽ là người chứng minh? Bạn muốn không trả nợ thì bạn phải chứng minh.

 

Trên đây là giải pháp chúng tôi đưa ra cho bạn, hi vọng sẽ giúp bạn có thêm một vài thông tin hữu ích!

Chúc bạn thành công!

Luật sư PHẠM THỊ NHÀN                              ĐT:  0968.605.706.hoặc 0909257165

+  https://luatsunhadathcm.com/   (Website chuyên đất đai)

+   https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)

+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ

+ Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

 

Trả lời

0968.605.706