Khi tiến hành chia tài sản chung của vợ chồng, công việc đầu tiên Tòa án phải thực hiện là xác định quy mô, giá trị…khối tài sản chung của vợ chồng dựa trên chứng cứ mà các bên vợ chồng đưa ra., cũng như dựa trên các căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng được pháp luật quy định. Tòa án sẽ căn cứ và áp dụng các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.:
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng
Là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng. Bên gặp khó khăn hơn sẽ được chia nhiều hơn so với bên còn lại hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để đảm bảo duy trì ổn định cuộc sống của họ, phù hợp hoàn cảnh thực tế cuộc sống.
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung
Là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Đối với trường hợp vợ/chồng ở nhà chăm con mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng/vợ đi làm.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập
Là việc chia tài sản chung của vợ chồng đảm bảo bên vợ /chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ chồng đang hoạt động sản xuất kinh doanh được tiếp tục sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên còn lại giá trị tài sản chênh lệch.
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Để giúp Quý vị hiểu rõ hơn về việc áp dụng những quy tắc trên, chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt nội dung Bản án 03/2020/ DSST ngày 25/02/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình, tinh Thái Bình.
Tóm tắt nội dung vụ án :
Ông N và bà N sau khi ly hôn không thể tự phân chia được tài sản chung nên yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia tài sản chung đã được ông bà thống nhất bao gồm: Diện tích đất 29,3m” có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông N, bà N, 1 ngôi nhà 2,5 tầng. Nguồn gốc thửa đất là do ông N và mẹ ông đi mua lại với giá 33 triệu đồng, nguồn tiên do vợ chồng bán chiếc xe máy là tài sản riêng của ông N trị giá 18,5 triệu đồng và số tiền còn lại mẹ ông N đi vay về trả tiền đất và xây nhà một tầng. Các tầng còn lại hai vợ chồng dùng tiền bán hàng để xây dựng. Ông N đề nghị được chia bằng hiện vật để thờ cúng tổ tiên, ông N có trách nhiệm thanh toán cho bà N bằng giá trị. Bà N cũng mong muốn được sở hữu nhà và quyền sử dụng đất để làm nơi buôn bán và nuôi con ăn học, bà có trách nhiệm thanh toán cho ông N số tiền chênh lệch.
Nhận định của Tòa án: Ông N không cầu chia tài sản riêng là phần đất mà ông N đã thanh toán mà nhập vào khối tài sản chung để chia. Phần còn lại mẹ ông N đi vay để trả tiền đất và xây nhà nhưng vợ chồng làm ăn chung để trả tiền nợ nên đây cũng là tài sản chung của ông bà. Xét về công sức đóng góp, ông N đóng góp nhiều hơn nên chia phần giá trị nhiều hơn cho ông N. Do bà N đang nuôi con và đất là nơi kinh doanh bán hàng nên căn cứ theo điểm c khoản 2 và khoản 5 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì việc giao nhà và quyền sử dụng đất cho bà N sở hữu là phù hợp.
Bản án sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng giữa ông N và bà N; Giao cho bà N sở hữu toàn bộ tài sản chung vợ chồng; Bà N có trách nhiệm thanh toán tiền tài sản chênh lệch cho ông N số tiền là 866.988.000 đồng.
Như vậy, khi chia tài sản chung của hai vợ chồng, Tòa án đã căn cứ vào điểm c khoản 2 và khoản 5 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 để chia tài sản chung là hoàn toàn phù hợp, theo đúng quy định pháp luật, bảo vệ quyền lợi các bên.
“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng’
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”
Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật. Thông tin chúng tôi cung cấp nhằm gúp cá nhân, tổ chức tham khảo và không áp dụng tùy tiện.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý vị.
Hy vọng sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích tới quý vị.
Chuyên viên: Hoài Linh
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi qua thông tin sau:
Luật sư PHẠM THỊ NHÀN ĐT: 0968.605.706.hoặc 0909257165
CÔNG TY LUẬT CỘNG ĐỒNG VẠN TÍN
+ https://luatsunhadathcm.com/ (Website chuyên đất đai)
+ https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)
+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ
+Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124