“E chào luật sư. xin luật sư tư vấn giúp e có a trai và chị dâu cùng 3 cháu con anh trai, chị dâu. hiện anh trai và chị dâu e đã ly dị. nhưng về phần nuôi các cháu thì e chưa được biết ai là người có trách nhiệm nuôi cháu. nhưng hiện tại có 2 cháu nhỏ 1 cháu 14 tuổi 1 cháu 11 tuổi đang gửi nhà chùa. bố mẹ cháu có gửi tiền vào chăm sóc 2 cháu và thi thoảng vào thăm cháu. ( thực ra các cháu không muốn ở trong đó nhưng bị bố mẹ các cháu gửi vào) đến nay đã được hơn 3 năm. nay tôi biết các cháu muốn về nhưng bố mẹ các cháu vẫn khuyên dăn nên ở lại, và e nghe được từ bạn cháu là cháu đã từng có ý định nhảy lầu…nhưng có nói với bố cháu thì bố cháu chỉ ậm ừ không nói cho cháu e về hay không. e rất hoang mang và lo cho các cháu. vậy xin hỏi luật sư cho e hỏi e phải làm sao để giúp các cháu. nguyện vọng của e là được đem các cháu về cho ông nội của cháu nuôi cháu hoặc bố mẹ cháu phải có trách nhiệm đem cháu về. xin luật sư tư vấn giúp” Cha mẹ không thực hiện nuôi con theo bản án của Tòa khi ly hôn
Cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, đội ngũ tư vấn pháp lý đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
- Nghị định 144/2013/NP-CP
- Luật thi hành án dân sự năm 2008
- Luật Hình sự năm 2015
Cha mẹ không thực hiện nuôi con theo bản án của Tòa khi ly hôn
Quan điểm, ý kiến cá nhân:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Cha mẹ không thực hiện nuôi con theo bản án của Tòa khi ly hôn
Theo quy định trên thì dù vợ chồng đã ly hôn thì cũng phải có nghĩa vụ cùng chăm sóc và nuôi dưỡng con chưa thành niên theo như Bản án/quyết định ly hôn của Tòa án.
“Điều 19. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
- Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.”
Điểm a Khoản 2 Điều 7 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014:
“Điều 7. Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án:
- Người được thi hành án có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định;”
Như vậy, khi bản án đã có hiệu lực pháp lý thì anh bạn và chị dâu bạn phải chấp hành. Nếu họ không chấp hành, bạn có thể yêu cầu cơ quan thi hành án can thiệp giải quyết, Trong trường hợp của anh chị dâu bạn có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP và chịu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án theo quy định tại Điều 380 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
Cha mẹ không thực hiện nuôi con theo bản án của Tòa khi ly hôn
“Điều 22. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh;
b) Cha, mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, trừ trường hợp cho trẻ em làm con nuôi hoặc bị buộc phải cách ly trẻ em theo quy định của pháp luật;
c) Cha, mẹ; người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật đối với cha, mẹ, người giám hộ có hành vi vi phạm tại Khoản 1 Điều này.”
Cha mẹ không thực hiện nuôi con theo bản án của Tòa khi ly hôn
“Điều 380. Tội không chấp hành án
1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Tẩu tán tài sản.
3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Mặc dù việc cưỡng ép anh trai và chị dâu bạn thi hành việc nuôi dưỡng cháu đúng như bản án thì về mặt tình cảm cũng sẽ không vẹn toàn, bởi vì bạn đang cưỡng ép việc mà anh trai, chị dâu bạn không muốn làm, vì vậy cho dù cháu có về sống chung với một trai hai người thì hạnh phú cũng khó bền lâu.
Vì vậy, trước mắt bạn nên nói chuyện với hai anh chị bạn trước, nếu họ vẫn chần chừ không đón con về nuôi thì bạn có thể yêu cầu cơ quan thi hành án can thiệp. Cha mẹ không thực hiện nuôi con theo bản án của Tòa khi ly hôn
Đương nhiên, Ông bà nội, ông bà ngoại hoàn toàn có quyền và nghĩa vụ nuôi cháu, ông bà có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên thay đổi người trực tiếp nuôi cháu khi anh chị bạn không muốn tiếp tục nuôi con.
“Điều 104. Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
- Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
- Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.” Cha mẹ không thực hiện nuôi con theo bản án của Tòa khi ly hôn
Chúc bạn thành công!
Chuyên viên: Nguyễn Phạm Duy Nhạc
SĐT: 0973.212.487
Luật sư PHẠM THỊ NHÀN Hotline: 0968.605.706.hoặc 0909257165
+ https://luatsunhadathcm.com/ (Website chuyên đất đai)
+ https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)
+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ
+Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124
https://luatsunhadathcm.com/tu-van-dat-dai/
https://www.youtube.com/watch?v=8nh2yE9Mth4