TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN KHI NÀO THỎA THUẬN PHÂN CHIA TÀI SẢN VỢ CHỒNG VÔ HIỆU?

Vợ chồng có quyền thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, việc thỏa thuận phân chia này không phải lúc nào cũng được công nhận và luật hiện hành có quy định cụ thể về các trường hợp thỏa thuận phân chia tài sản vô hiệu như sau:

Theo quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì thỏa thuận phân chia tài sản vô hiệu khi:

Thứ nhất, thỏa thuận phân chia tài sản vợ chồng vô hiệu nếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

Thứ hai, việc thỏa thuận phân chia tài sản vô hiệu nếu nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ gồm:

+ Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

+ Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

+ Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

+ Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

+ Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nếu thỏa thuận phân chia tài sản vô hiệu thì sẽ phát sinh các hậu quả pháp lý như sau:

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì thỏa thuận phân chia tài sản vô hiệu một phần hoặc toàn bộ thì:

+ Trường hợp Toà án tuyên thỏa thuận phân chia tài sản vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

+ Trường hợp Tòa án tuyên thỏa thuận phân chia tài sản vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

Lưu ý: trong trường hợp thỏa thuận phân chia tài sản của vợ chồng không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Bộ luật Dân sự 2015 thì cũng làm cho thỏa thuận phân chia tài sản vô hiệu.

Trên đây là các trường hợp thỏa thuận phân chia tài sản vô hiệu mà chúng tôi mang đến cho quý vị nhằm giúp quý vị có được sự hiểu biết cần thiết về vấn đề pháp lý xung quanh việc thỏa thuận phân chia tài sản giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Lĩnh vực/công việc chuyên sâu của Công ty/Luật sư chuyên hôn nhân gia đình/ ly hôn chúng tôi thường xuyên tư vấn như sau:

Đơn ly hôn / đơn xin ly hôn / Thủ tục ly hôn / mẫu đơn xin ly hôn / Cách viết đơn xin ly hôn / mua đơn ly hôn ở đâu / hồ sơ ly hôn đơn phương 2020 / ly hôn mất bao lâu / làm thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì / mẫu đơn thuận tình ly hôn / cách làm đơn ly hôn / thủ tục đơn phương ly hôn / ly hôn ở đâu (nhiều người gọi đơn giản luật ly hôn, luật ly hôn 2020); cha mẹ ly hôn; mua đơn ly hôn ở đâu; thủ tục ly hôn cần những gì? tài sản chung tài sản riêng khi ly hôn? giành con khi ly hôn? quyền nuôi con khi ly hôn; …

Chuyên viên: Kim Phúc

 Luật sư Phạm Thị Nhàn 0968.605.706.

Văn phòng: Công ty luật Bất Động Sản Hưng Vượng

43 Lê Thị Hồng Gấm, p. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, HCM.

Fanpage: https://www.facebook.com/vplshuynhpham/

Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls

Website: https://luatsulyhon.com.vn/

Trả lời

0968.605.706