Chia tài sản của nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật

Chia tài sản của nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật

  1. Chia tài sản của nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

Hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015: “Nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.

Theo đó, việc chia tài sản về nguyên tắc nếu là tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó nếu là tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 và Điều 219 Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

  1. Chia tài sản khi hủy kết hôn trái pháp luật

Quan hệ tài sản của nam, nữ khi hủy kết hôn trái pháp luật được giải quyết giống với việc quan hệ tài sản của nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. (theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015)

Tài sản riêng của ai thuộc quyền sở hữu của người đó. Nếu có tranh chấp về tài sản riêng thì bên đưa ra yêu cầu phải cung cấp chứng cứ chứng minh, nếu không chứng minh được thì đó là tài sản chung. Tài sản chung của nam, nữ thuộc sở hữu chung theo phần và được chia theo công sức đóng góp của mỗi bên. Nghĩa là, bên nào đóng góp nhiều thì được chia tương ứng với mức độ đóng góp, người không đóng góp không được chia. Trường hợp không bên nào chứng minh được mình đóng góp nhiều hơn vào khối tài sản chung thì chia đôi tài sản. Căn cứ giải quyết tranh chấp tài sản giữa các bên theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Khi giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. So với Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 bổ sung thêm các quy định mới là công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập và là căn cứ để chia tài sản giữa họ.

 

Trên đây là thông tin chúng tôi đưa ra nhằm mục đích giúp khách hàng tham khảo khi làm thủ tục ly hôn theo Luật Hôn nhân gia đình 2014, tìm mẫu đơn xin ly hôn, đơn ly hôn, ly hôn ở đâu, tòa án nào thụ lý, giải quyết ly hôn, quyền nuôi con khi ly hôn, tranh chấp tài sản khi ly hôn, cách làm đơn ly hôn, cách viết đơn ly hôn, thủ tục đơn phương ly hôn, cha mẹ ly hôn………………..

Thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng không copy dưới mọi hình thức.

Chuyên viên: Huyền Nga

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ:

 Luật sư Phạm Thị Nhàn 0968.605.706.

Văn phòng: Công ty luật Bất Động Sản Hưng Vượng

43 Lê Thị Hồng Gấm, p.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, HCM.

Fanpage: https://www.facebook.com/vplshuynhpham

Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls

Website: http://luatsunhadatgioi.com/

 

 

 

Trả lời

0968.605.706