Mục lục
- 1 Ly hôn mà không thông báo cho con cái
- 2 *Trả lời:
- 2.1 Vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn:
- 2.2 Bởi vậy, chỉ được coi là thuận tình ly hôn nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.
- 2.3 Trình tự, thủ tục giải quyết việc thuận tình ly hôn:
- 2.4 Nếu hòa giải không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật.
- 2.5 Theo quy định tại Khoản 3 Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (về thủ tục giải quyết vụ án ly hôn); Theo Điều 55 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (về thuận tình ly hôn) và Khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (về việc xét nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn):
- 2.6 Tuy nhiên, trong đơn xin thuận tình ly hôn. Bạn có thể xin toà về việc nuôi con sẽ tự thoả thuận giữa 2 bên. Không phải đưa con lên Toà. Còn việc ly hôn, thì gia đình 2 bên sẽ không được thông báo.
Ly hôn mà không thông báo cho con cái
Hỏi: Em xin chào luật sư! Em và chồng muốn ly hôn bí mật được luật pháp công nhận. Nhưng có nguyện vọng giữ kín bí mật để không ảnh hưởng tới con và gia đình 2 bên.LS tư vấn hoặc nhận giúp em để bọn em ly hôn suôn sẻ. Thỏa thuận không tranh giành tài sản. Có 2 con chung thoả thuận mỗi người nuôi 1 con. Em xin trân thành cảm ơn!
*Trả lời:
CSPL: Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ)
Vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn:
– Nếu chỉ vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì thực hiện theo thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương);
– Nếu cả hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì thực hiện theo thủ tục thuận tình ly hôn.
Do đó, có thể hiểu thuận tình ly hôn là việc ly hôn khi có sự đồng ý, thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Đồng thời, Điều 55 Luật HN&GĐ quy định về điều kiện để Tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn của hai vợ chồng, cụ thể:
– Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn một cách tự nguyện;
– Hai bên đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, nuôi con, cấp dưỡng con… trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con;
– Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
Bởi vậy, chỉ được coi là thuận tình ly hôn nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.
Trình tự, thủ tục giải quyết việc thuận tình ly hôn:
Để thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình, cần phải làm theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có thẩm quyền
Bước 2: Nộp lệ phí và thụ lý vụ án
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, Thẩm phán sẽ ra thông báo về nộp lệ phí và trong vòng 05 ngày, hai vợ chồng phải thực hiện xong.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý, các đương sự sẽ được thông báo về việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Bước 3: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày thụ lý. Trong thời gian này, Tòa án sẽ phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Khi đó, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ với con, về trách nhiệm cấp dưỡng…
Bước 4: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn
Trong trường hợp hòa giải thành, vợ chồng sẽ đoàn tụ với nhau thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của hai người.
Nếu hòa giải không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (về thủ tục giải quyết vụ án ly hôn); Theo Điều 55 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (về thuận tình ly hôn) và Khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (về việc xét nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn):
Để bảo đảm quyền lợi của người con, Tòa án phải lấy ý kiến của người con, xem xét nguyện vọng của người con từ đủ 7 tuổi trở lên;
Tòa án phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của người con để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng.
Khi con đủ 7 tuổi để Tòa án xem xét nguyện vọng của con thì con cần viết đơn trình bày nguyện vọng đó của con cho Tòa án, để Tòa án xem xét và giải quyết nguyện vọng đó.
Tuy nhiên, trong đơn xin thuận tình ly hôn. Bạn có thể xin toà về việc nuôi con sẽ tự thoả thuận giữa 2 bên. Không phải đưa con lên Toà. Còn việc ly hôn, thì gia đình 2 bên sẽ không được thông báo.
Nếu muốn biết rõ thủ tục, hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi. Chúc bạn thành công!
CÔNG TY LUẬT CỘNG ĐỒNG VẠN TÍN
Chuyên viên: Phương Nhi
SĐT: 0973.212.487
Luật sư PHẠM THỊ NHÀN Hotline: 0968.605.706.hoặc 0909257165
+ https://luatsunhadathcm.com/ (Website chuyên đất đai)
+ https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)
+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ
+Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124
https://luatsunhadathcm.com/tu-van-dat-dai/
https://www.youtube.com/watch?v=8nh2yE9Mth4
- NỘP ĐƠN LY HÔN TẠI TÒA ÁN QUẬN BÌNH TÂN
- Cha mẹ nuôi gặp khó khăn trong kinh tế có bị chấm dứt việc nuôi con nuôi không?
- Vấn đề nuôi con khi ly hôn
- TTLT 03.2016. Hướng dẫn việc theo dõi tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài và bảo vệ trẻ em trong trường hợp cần thiết
- KHỞI KIỆN THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON