Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi – mẹ thất nghiệp thì phải làm sao?

HỎI:

Xin chào luật sư, mình muốn tư vấn về ly hôn quyền chăm con. Bé mình sinh đôi nay đã 07 tháng, mình được biết theo luật thì con trước 36 tháng là quyền mẹ nuôi. Nhưng bây giờ mình mới nghỉ việc ở nhà chăm bé, không có thu nhập vậy nếu ra Tòa thì mình có quyền được chăm hai bé không?

TRẢ LỜI:

Xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Vấn đề mà bạn thắc mắc là về giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi người mẹ bị thất nghiệp. Chúng tôi xin được phép tư vấn như sau:

Về nguyên tắc, khi ly hôn thì vợ, chồng đều có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.

Nếu trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Bên cạnh đó, Luật cũng đã quy định một trường hợp mà người mẹ được quyền nuôi con một cách gần như tuyệt đối: Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Cụ thể tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có đề cập rõ rằng:

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con

Như vậy, Tòa án không phải chỉ dựa vào thu nhập của cha mẹ để xác định người nuôi dưỡng con mà còn dựa trên nhiều yếu tố khác như:

+ Điều kiện về vật chất: thu nhập có đủ để nuôi con hay không; nơi ở có phù hợp với con hay không; điều kiện sinh hoạt; điều kiện học tập…

+ Điều kiện về tinh thần: thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng; tình cảm của con dành cho người nuôi dưỡng; trình độ học vấn của cha mẹ; điều kiện vui chơi giải trí; thân nhân của cha mẹ…

Để có thể đưa ra nhận định bên nào tốt hơn, có thể chăm sóc toàn diện cho đứa trẻ và ra phán quyết sẽ giao con cho vợ hay chồng trực tiếp nuôi.

Tuy nhiên, quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi đa số trong các trường hợp đều thuộc về người mẹ.

Bởi lẽ, đứa bé còn quá nhỏ và khả năng chăm sóc con của người mẹ lúc này nổi trội hơn hẳn người cha, việc có được sự chăm sóc của người mẹ lúc này là hết sức cần thiết.

Do đó, việc bạn hiện nay đang thất nghiệp thì chưa đáp ứng được về điều kiện thu nhập tuy nhiên bạn có thể nhờ bố mẹ bạn bảo lãnh cho bạn để bạn có điều kiện nuôi con nếu bạn muốn trực tiếp nuôi con.

Đồng thời bạn phải thể hiện rằng mình có đủ khả năng để chăm nom, chăm sóc, giáo dục cho con tốt hơn chồng của bạn. Có như vậy thì khả năng bạn vẫn có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi là rất lớn.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi mà bạn thắc mắc, hi vọng rằng sẽ giúp ích được cho bạn. Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan như: https://luatsulyhon.com.vn/chong-khong-cap-duong-cho-con-thi-vo-phai-lam-sao/

Chuyên viên: KIM PHÚC

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ:

 Luật sư Phạm Thị Nhàn 0968.605.706.

CÔNG TY LUẬT VẠN TÍN

Số 7 Đường số 14, Khu Him Lam, Phường Tân Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh.

Fanpage:  https://www.facebook.com/vplshuynhpham

Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls

Website: https://luatsulyhon.com.vn

Để lại một bình luận

0968.605.706