“Dạ thưa luật sư . Em và vợ em đã ly hôn . Có 1 con chung 18 tháng tuổi. Vợ em thì được quyền nuôi con .vợ em ở tuyên quang còn em ở hà nội . Hàng tháng em vẫn trợ cấp đầy đủ tiền thoả thuận cho con em . Nhưng mỗi lần em muốn đón con xuống hà nội chơi với ông bà nội nhưng vợ e toàn viện cớ để k cho đón con về . Vợ e vẫn cho thăm con thoải mái . Vậy em hỏi luật sư vợ em làm vậy có đúng không ạ . Em phải làm cách nào để em được quyền đón cháu về chơi với ông bà nội ạ . Em cảm ơn luật sự ạ” Vợ ngăn cản không cho con về thăm ông, bà nội sau ly hôn
Cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, đội ngũ tư vấn pháp lý đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Để giải quyết vấn đề của bạn, ta có thể căn cứ vào khoản 3 Điều 82, Khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy đinh:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Vợ ngăn cản không cho con về thăm ông, bà nội sau ly hôn
“Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Vợ ngăn cản không cho con về thăm ông, bà nội sau ly hôn
Đồng thời, cũng có thể căn cứ vào điểm d Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình qui định:
“Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
…
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
…”
Như vậy, nếu việc đưa cháu về thăm ông bà nội là đúng theo thỏa thuận mà hai vợ chồng bạn đã đồng ý từ trước thì bạn có thể ngồi lại với vợ để nói rõ ràng về mong muốn của bạn cũng như của ông bà nội. Bời vì việc làm của bạn là hoàn toàn chính đáng khi bạn thực hiện quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn của mình theo đúng quy định pháp luật. Vợ ngăn cản không cho con về thăm ông, bà nội sau ly hôn
Nếu như cuộc nói chuyện không đạt thành thì bạn có thể Làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho thi hành vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung theo bản án đã có hiệu lực của Tòa.
Chúc bạn thành công!
Chuyên viên: Nguyễn Phạm Duy Nhạc
SĐT: 0973.212.487
Luật sư PHẠM THỊ NHÀN Hotline: 0968.605.706.hoặc 0909257165
+ https://luatsunhadathcm.com/ (Website chuyên đất đai)
+ https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)
+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ
+Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124
https://luatsunhadathcm.com/tu-van-dat-dai/
https://www.youtube.com/watch?v=8nh2yE9Mth4