KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, GIÀNH CON NHƯ THẾ NÀO?

Câu hỏi tư vấn: ” Anh A và tôi sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn vào năm 2017. Trong thời gian sống chung, anh A và tôi đã có với nhau 02 người con chung, một bé  02 tuổi và một bé 14 tháng tuổi. Nay vì cuộc sống có nhiều mâu thuẫn, gia đình bất đồng ý kiến, hai anh chị thường xuyên cãi nhau và không thể tiếp tục chung sống cùng nhau. Nay tôi muốn được nuôi dưỡng con của mình nhưng gia đình anh A không đồng ý và giữ con không cho tôi mang con đi.. Vậy tôi càn phải làm gì. Chúng tôi không đăng ký kết hôn, giành quyền nuôi con như thế nào ?”

Cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty chúng tôi, sau khi nhận được câu hỏi tư vấn của Quý khách hàng Chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn như sau để Quý khách hàng có thêm thông tin tham khảo:

Thứ nhất,về quan hệ hôn nhân, hai bạn chỉ sống chung với nhau như vợ chồng những chưa đăng ký kết hôn. Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập.

Tại Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 này nêu rõ, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Do đó, khi không chung sống với nhau nữa thì việc quyết định ai nuôi con vẫn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận (không đăng ký kết hôn, giành quyền nuôi con như thế nào?)

Như vậy, hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên khi không chung sống với nhau nữa. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng.

Theo thông tin bạn cung cấp, hiện tại con của bạn chỉ mới 24 tháng tuổi và 14 tháng tuổi.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:

  1. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Tòa sẽ xem xét các điều kiện tốt nhất cho con để quyết định giao con cho người chồng. Nếu người chồng có các điều kiện đảm bảo việc nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trong trường hợp này, bạn cần chứng minh về điều kiện của mình để đáp ứng điều kiện nuôi dưỡng con:(không đăng ký kết hôn, giành quyền nuôi con như thế nào

– Điều kiện kinh tế: thu nhập hàng tháng, điều kiện về chỗ ở,…;

– Môi trường sống: truyền thống gia đình, hoàn cảnh gia đình, các thành viên khác trong gia đình,…

– Thời gian dành cho con: của bạn, của các thành viên khác trong gia đình như ông bà có thời gian chăm sóc cháu hay không,…

Và các điều kiện khác chứng minh rằng bạn có điều kiện tốt nhất để chăm sóc, giáo dục con

Căn cứ vào đó, Tòa án sẽ quyết định giao con cho bên có điều kiện tốt nhất để đảm bảo việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con.

Do đó, hai đứa con có thể sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi nếu bạn có đủ bằng chứng, chứng cứ để chứng minh bạn có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. (Bạn có thể tham khảo quyền nuôi con qua bài viết:

 https://luatsulyhon.com.vn/quyen-nuoi-con-sau-ly-hon/) 

Trên đây là tư vấn về vấn đề không đăng ký kết hôn, giành quyền nuôi con như thế nào mà chúng tôi mang đến cho quý vị nhằm giúp quý vị có được sự hiểu biết cần thiết về vấn đề pháp lý xung quanh việc giải quyết tranh chấp nêu trên.

Thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng không copy dưới mọi hình thức.

Chuyên viên: Hoài Linh

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ:

 Luật sư Phạm Thị Nhàn 0968.605.706

Fanpage: https://www.facebook.com/vplshuynhpham

Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan

Để lại một bình luận

0968.605.706