Quyền nuôi con khi chồng mất

Mục lục

Quyền nuôi con khi chồng mất

Hỏi:Cho tôi hỏi chồng tôi mất và tôi là người có quyền nuôi con, nhưng nếu bên chồng tôi bắt con tôi đi mà không có sự đồng ý của tôi thì tôi có quyền kiện không ạ?

*Trả lời:

Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang bằng nhau, cùng nhau có trách nhiệm chăm lo, nuôi dưỡng giáo dục con cái dù đang trong thờ kìa hôn nhân hay đã ly hôn, dù con chưa thanh niên, đã thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hay đầy đủ năng lực hành vi dân sự, quy định tại các điều 69,71,72 luật hôn nhân gia đình 2014.

Đối với trường hợp của bạn khi chồng của bạn không may qua đời (chết) thì bạn hoàn toàn có quyền và nghĩa vụ đương nhiên đối với việc chăm sóc nuôi dưỡng con của bạn, trừ trường hợp bạn bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên:

Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
Phá tán tài sản của con;
Có lối sống đồi trụy;
Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Căn cứ và từng trường hợp cụ thể này, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan…ra quyết định không cho cha mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con…quy định tại điều 85 Luật hôn nhân gia đình 2014.

Nếu bạn không thuộc các trường hợp bị hạn chế nêu trên mà gia đình nhà chồng của bạn ngăn cản, không đồng ý để bạn đón cháu về nuôi dưỡng, chăm sóc thì bạn có thể tự mình giải thích hoặc nhờ tới Luật sư giải thích cho bố mẹ chồng cũ của bạn hiểu rằng pháp luật bảo vệ quyền nuôi con của bố mẹ, khi chồng bạn chết thì bạn có quyền trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con của bạn.

Nếu bố mẹ chồng cũ của bạn vẫn không chấp nhận và ngăn cản bạn ban có thể làm đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định cho bạn được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con của bạn, bạn nộp đơn yêu cầu trực tiêp tại Tòa án nhân dân, Quận, Huyện, Thị xã nơi con bạn đang cư trú để được thụ lý giải quyết.

Như vậynếu không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền của cha mẹ với con cái bạn hoàn toàn có quyền nuôi con khi chồng chết (qua đời) bạn thể đón con của bạn về chăm sóc nuôi dưỡng mà không ai được cản trở bạn.

TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Chúc bạn thành công!

Chuyên viên: Phương Nhi

Luật sư PHẠM THỊ NHÀN Hotline: 0968.605.706.hoặc 0909257165

+ https://luatsunhadathcm.com/ (Website chuyên đất đai)

+ https://luatsulyhon.com.vn/ (Website chuyên ly hôn)

+ youtube: https://www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ

+Fanpage: https://www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

https://luatsunhadathcm.com/tu-van-dat-dai/

Để lại một bình luận

0968.605.706