Sau khi kết hôn, khi cuộc sống vợ chồng có nhiều mâu thuẫn trong các vấn đề quản lý tài chính, thu nhập, chi tiêu trong gia đình,các cặp vợ chồng có mong muốn được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để tự mình quản lý. Pháp luật quy cho phép trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung. Vậy việc thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như thế nào và hậu quả ra sao? Để giúp Quý khách xác định vấn đề trên một cách đơn giản, nhanh chóng, Chúng tôi trọng giới thiệu đến Quý khách bài viết Thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
- Thỏa thuận chia tài sản chung:
Căn cứ Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung và nếu không thỏa thuận được thì vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
- Thời điểm có hiệu lực của việc thỏa thuận
– Thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản, trường hợp trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
– Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực
– Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
(Căn cứ Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
- Hậu quả của việc chia tài sản chung
– Tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác
– Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.
(Căn cứ Điều 40 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014)
Thông tin chúng tôi đưa ra nhằm mục đích giúp khách hàng tham khảo khi làm thủ tục ly hôn theo Luật Hôn nhân gia đình 2014, tìm mẫu đơn xin ly hôn, đơn ly hôn, ly hôn ở đâu, tòa án nào thụ lý, giải quyết ly hôn, quyền nuôi con khi ly hôn, tranh chấp tài sản khi ly hôn, cách làm đơn ly hôn, cách viết đơn ly hôn, thủ tục đơn phương ly hôn, cha mẹ ly hôn,
Chuyên viên: Hoài Linh
Công ty/Luật sư chuyên hôn nhân gia đình/ ly hôn chúng tôi thường xuyên tư vấn những vấn đề như sau:
Đơn ly hôn / đơn xin ly hôn / Thủ tục ly hôn / mẫu đơn xin ly hôn / Cách viết đơn xin ly hôn / mua đơn ly hôn ở đâu / hồ sơ ly hôn đơn phương 2020 / ly hôn mất bao lâu / làm thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì / mẫu đơn thuận tình ly hôn / cách làm đơn ly hôn / thủ tục đơn phương ly hôn / ly hôn ở đâu (nhiều người gọi đơn giản luật ly hôn, luật ly hôn 2020); cha mẹ ly hôn; mua đơn ly hôn ở đâu; thủ tục ly hôn cần những gì. mẫu đơn thuận tình ly hôn tại TAND các Quận, huyện..
LIÊN HỆ:
Luật sư Phạm Thị Nhàn 0968.605.706.
Văn phòng: Công ty luật Bất Động Sản Hưng Vượng
43 Lê Thị Hồng Gấm, p.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, HCM.
Fanpage: https://www.facebook.com/vplshuynhpham/
Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls
Website: https://luatsulyhon.com.vn/