Tranh chấp tài sản khi ly hôn.

Tranh chấp tài sản khi ly hôn

Hỏi:Thưa luật sư, bố mẹ tôi đã kết hôn 18 năm, 4 năm trước bố mẹ tôi chính thức ly thân. Trong khoảng thời gian còn chung sống, bố thường bạo hành tôi và mẹ. Tôi có ghi chép y tế về việc mẹ tôi bị gãy xương tay do bị bạo hành, bằng chứng bố tôi nghiện rượu và ngoại tình, cùng những bằng chứng bố tôi nghiện cờ bạc khác. Trong thời gian ly thân bố vẫn tiếp tục vòi tiền mẹ tôi để ăn chơi bên ngoài nên nửa tháng trước mẹ tôi đã quyết định đệ đơn ly hôn nhưng không kèm những bằng chứng trên vì muốn mau chóng kết thúc với ông ấy. Ngoại trừ một công ty cổ phần may mặc đồng sáng lập và căn nhà chung ra thì xe cộ và các tài sản có giá trị khác đều đứng dưới tên mẹ tôi. Cho tôi hỏi, nếu tôi cung cấp những bằng chứng trên cho tòa án, liệu mẹ tôi có thể giữ được công ty không và bố tôi có phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi bạo lực và ngoại tình? Còn có tôi và em gái kém 8 tuổi liệu có phải cũng phải chia theo quyền nuôi con của bố mẹ không? Tôi xin cảm ơn!

*Trả lời:

Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận…

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó…

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng có xem xét các yếu tố:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Do đó, không phải lúc nào khi ly hôn tài sản chung vợ chồng cũng chia đôi mà còn căn cứ vào nhiều yếu tố khác.

Những bất lợi cho người ngoại tình khi ly hôn
Cụ thể, điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC, quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia: […]

d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Thẩm phán sẽ dựa vào lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ nhân thân, tài sản dẫn đến ly hôn. Ví dụ, nếu người chồng ngoại tình, không chung thủy thì tòa án phải xem xét yếu tố “lỗi” này khi chia tài sản chung để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

Hành vi chồng đánh vợ (Hành vi bạo lực gia đình)

+) Xét hành vi của người chồng:

Hành vi của người chồng đánh vợ, đánh rất nhiều lần và còn nói ” vợ của anh đó thì anh có quyền đánh” là hành vi bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật, căn cứ theo khoản 1, điều 2, Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định:

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Vậy căn cứ vào quy định trên, hành vi của người chồng đã vi phạm điểm a, điểm b, khoản 1, điều 2, Luật phòng chống gia đình 2007: Người chồng có hành vi đánh đập, lăng mạ, xúc phạm danh sự nhân phẩm người vợ.

+) Trường hợp này người vợ có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền can thiệp giải quyết, căn cứ theo điều 5, Luật phòng chống gia đình 2007

khi người chồng có những hành vi đánh đập, hành hạ, hay những hành vi khác thì người vợ có quyền gửi đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp quận/huyện hoặc UBND xã/phường để được bảo vệ và có chế tài xử phạt đối với hành vi của người chồng. Khi nộp đơn kèm theo các bằng chứng chứng minh chồng có hành vi bạo lực gia đình.

– Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi bạo lực gia đình gây thương tích nghiêm trọng:

Nếu hành vi đánh đập trên gây thương tích nặng cho người vợ hoặc dùng hung khí nguy hiểm để đánh đập vợ hoặc thuộc các trường hợp sau thì người chồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích.

Căn cứ theo quy định tại (khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014) vợ, chồng hoặc cả hai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Hành vi bạo hành, đánh đập vợ là một trong những căn cứ quan trọng để tòa án xem xét giải quyết ly hôn. Theo quy định tại (khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014), khi chồng có hành vi bạo lực gia đình thì người vợ có quyền yêu cầu ly hôn (ly hôn theo yêu cầu của một bên). Phải xét hành vi bạo lực đó nghiệm trọng hay không.

Như vậy, việc bạo lực và việc ngoại tình dẫn tới ly hôn là một bất lợi trong việc phân chia tài sản khi ly hôn, người ngoại tình có thể sẽ bị chia tài sản theo tỷ lệ ít hơn, nếu có căn cứ ngoại tình. 

Bên cạnh đó theo Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

*Còn về việc nuôi dưỡng con cái sau thì ly hôn thì:

Theo quy định tai “Điều 81. Việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Vậy nên, bạn và em bạn đã trên 7 tuổi và có quyền quyết định được chung sống với ai. Nên bạn có thể toàn quyền chung sống với mẹ. Mẹ bạn chỉ cần đáp ứng đủ về kinh tế, thời gian chăm sóc con cái là được.

 

Thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng không copy dưới mọi hình thức

Chuyên viên: Phương Nhi

Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ:

Luật sư Phạm Thị Nhàn 0968.605.706.

CÔNG TY LUẬT VẠN TÍN

Số 7 Đường số 14, Khu Him Lam, Phường Tân Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh.

Fanpage: https://www.facebook.com/vplshuynhpham

Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls

Website: https://luatsulyhon.com.vn

Để lại một bình luận

0968.605.706