Theo quy định tại Điều 625 BLDS 2015 về thừa kế thế vị:
“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ quy định tại Điều 653 BLDS 2015:
“Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được chia thừa kế di sản theo Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.”
Quy định tại Điều 27 Pháp lệnh thừa kế 1990: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế của nhau và còn được thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Pháp lệnh này.”
Điều 27 trên được giải thích tại mục 6 “Về việc thừa kế tài sản của con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi” trong Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế như sau:
“a) Về phía gia đình cha nuôi, mẹ nuôi: con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha, mẹ và con đẻ của người nuôi.”
Từ các cơ sở trên ta có thể rút ra câu trả lời như sau:
Con đẻ của con nuôi được hưởng thừa kế thế vị từ cha mẹ đẻ của người nhận nuôi nhưng con nuôi của một người sẽ không được thừa kế thế vị tài sản của cha mẹ đẻ của người nhận nuôi đó.
Ví dụ để dễ hiểu như sau:
- A nhận nuôi B, B sinh ra C: thì C được thừa kế thế vị cho B để hưởng di sản của A
- A sinh ra B, B nhận nuôi C: thì C không được thừa kế thế vị cho B để hưởng di sản từ A (trừ trường hợp A xem C như cháu ruột)
Người con nuôi không được thừa kế thế vị từ cha mẹ đẻ của người nhận nuôi mình vì ý nghĩa quan trọng trong thừa kế thế vị là để bảo đảm quyền được nhận di sản của những người thân thuộc nhất đối với người để lại di sản.
Trong khi đó, mối quan hệ của người được nhận nuôi với cha mẹ đẻ của người nhận nuôi là một mối quan hệ không có sự gắn kết chặt chẽ một cách tự nhiên mà cần phải không ngừng vun đắp và cần có sự công nhận.
Do đó, người con nuôi chỉ được thừa kế thế vị nếu như cha mẹ đẻ của người nhận nuôi thực sự công nhận mình là cháu ruột và vì thế vấn đề thừa kế thế vị sẽ không đương nhiên được đặt ra ở trường hợp này.
Trên đây là thông tin chúng tôi đưa ra nhằm mục đích giúp khách hàng tham khảo.
Một số dữ liệu chúng tôi đã mã hóa để bảo mật thông tin cho khách hàng.
Lĩnh vực chuyên sâu của Công ty/Luật sư chuyên hôn nhân gia đình/ ly hôn chúng tôi như sau:
Đơn ly hôn / đơn xin ly hôn / Thủ tục ly hôn / mẫu đơn xin ly hôn / Cách viết đơn xin ly hôn / mua đơn ly hôn ở đâu / hồ sơ ly hôn đơn phương 2020 / ly hôn mất bao lâu / làm thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì / mẫu đơn thuận tình ly hôn / cách làm đơn ly hôn / thủ tục đơn phương ly hôn / ly hôn ở đâu (nhiều người gọi đơn giản luật ly hôn, luật ly hôn 2020); cha mẹ ly hôn; mua đơn ly hôn ở đâu; thủ tục ly hôn cần những gì.
Chuyên viên: Kim Phúc
Nếu có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi cần tư vấn vui lòng liên hệ:
Luật sư Phạm Thị Nhàn 0968.605.706.
Văn phòng: Công ty luật Bất Động Sản Hưng Vượng
43 Lê Thị Hồng Gấm, p. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, HCM.
Fanpage: https://www.facebook.com/vplshuynhpham/
Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls
Website: https://luatsulyhon.com.vn/