Câu hỏi tư vấn: “ Tôi và bà T.T.C.Tú sống chung như vợ chồng từ năm 2013 nhưng không đăng ký kết hôn. Đến năm 2016, chúng tôi xảy ra mâu thuẫn sau đó chia tay và không còn sống chung nữa. Chúng tôi có 01 (một) con chung 7 tuổi. Hiện nay, con đang do bà T.T.C.Tú trực tiếp nuôi dưỡng. Tôi rất mong được gặp và đón con về nhà chơi vào chiều thứ 7 và nhắn tin mong bà T.T.C.T đồng ý . Mặc dù không trực tiếp nuôi dưỡng con nhưng tôi vẫn luôn quan tâm, lo lắng và cấp dưỡng nuôi con, tất cả các khoản tiền như: tiền đóng học phí các năm qua, tiền ăn, tiền đi lại tôi đều chi trả hết cho con. Tuy nhiên, bà Tú đã cản trở, gây khó dễ và không cho tôi được gặp và thăm con. Vậy tôi phải làm sao để có thể được quyền nuôi con ạ?”
Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm, tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Vạn Tín, sau khi nghiên cứu nội dung vụ việc theo thông tin Quý khách hàng cung cấp, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn về vấn đề trên như sau:
Theo Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Sau khi ly hôn, vợ-chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Như vậy, mặc dù Quý khách hàng và bà Tú không đăng ký kết hôn nhưng vẫn là cha đẻ của bé. Vì vậy, dù tôi không trực tiếp nuôi con nhưng vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con cho đến khi thành niên, thể hiện qua quyền thăm nom con.
Hơn nữa, trong suốt những năm qua, anh luôn lo lắng, quan tâm cho con từ tiền ăn, tiền học,tiền sinh hoạt phí hàng ngày, anh luôn mong muốn được gặp con để dành cho con sự quan tâm, chăm sóc, tình yêu thương. Điều này cho thấy anh cũng là người đủ điều kiện để có thể trực tiếp nuôi dưỡng con.
Việc thăm nom con không chỉ là quyền lợi, nghĩa vụ của cha mẹ mà còn là quyền lợi của con. Đó là quyền được hưởng sự thương yêu, chăm sóc của cả cha và mẹ – tình cảm thiêng liêng của mỗi người và con trẻ luôn mong muốn nhận được tình yêu thương của cả hai để có thể phát triển tốt về tinh thần và. Khi người trực tiếp nuôi dưỡng cản trở việc thăm nom của người còn lại cũng đồng nghĩa rằng họ đã không đảm bảo quyền lợi mọi mặt của con.
Trong trường hợp này, ha bên nên thỏa thuận lại với nhau về việc nuôi dưỡng con, nếu như người vợ vẫn không đồng ý, ngăn cản không cho người chồng được gặp con thì Quý khách hàng có thể chọn giải quyết thông qua con đường Tòa án bằng cách nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Chuyên viên: Hoài Linh
Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ:
Luật sư Phạm Thị Nhàn 0968.605.706.
Văn phòng: Công ty luật Vạn Tín
7 Đường số 14 Khu đô thị Him Lam, p.Tân Hưng, Quận 7, HCM.
Fanpage: https://www.facebook.com/vplshuynhpham/
Facebook: https://www.facebook.com/phamthinhan.ls
Website: http://luatsunhadathcm.com/