KHI NÀO PHẢI NỘP ĐƠN LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH

Thẩm quyền của Tòa án tỉnh khi ly hôn:
(1): Đương sự ở nước ngoài
(2) : Tài sản ở nước ngoài
(3) : Phải ủy thác tư pháp ra nước ngoài
Nếu không thuộc 3 trường hợp trên thì nộp đơn ly hôn thuận tình/đơn phương tại Tòa án nhân dân cấp huyện.
“3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.” (Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
Áp dụng vào bài tập thực tế: Xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc Tòa án nhân dân tỉnh hoặc Tòa án nhân dân huyện.
Thẩm quyền của Tòa án tỉnh khi ly hôn:
Khách hỏi: Tôi người Việt gốc, biết nói tiếng việt cho Ls hiểu nhưng mất gốc rồi, tức là giờ không có Căn cước và hộ khẩu nữa, có quốc tịch Mỹ rồi. Tôi có vợ Việt Nam, cô ấy có hộ khẩu ở quận Gò Vấp. Tôi cũng đang ở Gò Vấp du lịch. Giờ hai đứa tui thuận tình ly hôn. Tui thích nộp Tòa Gò Vấp cho gần. Ls trả lời được không?
Ls: Tui phải mua gạo để ăn, mún hỏi miễn phí thì ra Tòa mà hỏi.
Mà nhớ lại đọc đâu đó, kiến thức là cây nến, càng thắp càng sáng càng lan rộng càng nhớ. Thêm nữa, nhờ khách hỏi mới lôi ra học lại.
Ls cũng lôi sách, ghi ghi chép chép một hồi phát hiện, thiệt là rối á. Nếu tui soạn luật tui ghi vầy cho dễ nhớ:
– Trừ khoản 9 Điều 29 thì ly hôn nộp tại Tòa Tỉnh, còn lại nộp Tòa huyện = Tòa Gò Vấp cho nhanh, cho dễ nhớ.
– Chưa hiểu vì sao phải liệt kê vầy
“2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;”
Thẩm quyền của Tòa án tỉnh khi ly hôn:

Để lại một bình luận

0968.605.706